(Sau Đây là bản dịch (UTF-8 encoding) bài bình luận "Catfish ruling: Fishy
business" đăng trên nhật báo
Asia Times February 22, 2003.)
Phán Quyết Về Vụ Cá Trê: Nghe Mùi Không ỔnHuyen Pham và Van Pham, Columbia MissouriNgày 27 tháng 2, năm 2003 Chỉ một năm sau ngày Hoa kỳ và Việt Nam bắt đầu "bình thường liên hệ thương mại", bộ Thương Mại của Hoa kỳ giáng cho Việt Nam một quả thuế 64% trên số cá trê (bao gồm tất cả các loại fi-lê cá trê, basa, tra, v.v.) nhập cảng từ Việt Nam. Theo bộ Thương Mại, đây là mức độ cá trê Việt Nam phá giá bất hợp pháp tại thị trường Hoa Kỳ. Nhưng nếu nhìn vào con số, phán quyết của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cưỡng chống lý lẽ bình thường. Phán quyết này khiến nhiều người chúng ta tại Hoa Kỳ khó nghĩ vì nó củng cố quan điểm luật chống phá giá của chúng ta chỉ là giả tạo. Bề ngoài, luật chống phá giá được thiết lập để bảo vệ (khối sản xuất Hoa Kỳ) khỏi thiệt hại vì các nước khác xuất cảng hàng hoá của họ với giá rẻ một cách "bất công". Nhưng các học giả Hoa Kỳ trong nhiều lănh vực trọng vọng như Sở Brookings (Brookings Institution), Viện Cato (Cato Institute), và Nha Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia (National Bureau of Economic Research), kể cả một người đă đoạt giải Nobel và cũng là cựu Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế, kết luận rằng thật ra, cách thức Bộ Thương Mại thi hành luật này thiên về phía tìm ra phá giá ngay cả khi không có điều này. Vì thế mà trong năm 2001, bộ Thương Mại đã tìm ra có sự phá giá 94% trong tất cả những vụ họ xử kiện về vấn đề này. Thoáng qua vài chiết tính trong vụ cá trê cho thấy vì sao những ai nhìn vào đều không đủ tin tưởng vào sự công bằng của bộ Thương Mại. Dựa trên một định nghĩa về phá giá của bộ Thương Mại, hàm ý của số thuế nhập cảng 64% là các nhà sản xuất cá trê Việt Nam bán cho đại lý Hoa Kỳ thấp hơn giá bán cho đại lý Việt Nam 64%. Nhưng điều đó không thể lý giải được. Năm 2001, đại lý Hoa Kỳ mua cá trê từ các công ty Việt Nam sản xuất cá trê với giá 1.41 Mỹ kim một cân (Anh). Như thế, dùng con số 64% của bộ Thương Mại, đại lý Việt Nam phải trả 2.36 Mỹ kim (một cân). Tạm coi là đại lý Việt Nam cộng thêm 25% cho giá bán lẻ ở chợ. Như thế, người dân Việt Nam trung bình phải trả (theo bộ Thượng Mại Hoa Kỳ) 3 Mỹ kim một cân cá trệ Thế nhưng, trung bình lương mỗi người Việt Nam chỉ có 8 Mỹ kim một tuần. Như thế, hoặc người Việt Nam phải nhín nhịn cả tuần nếu muốn ăn cá trê vào thứ Sáu, hoặc con số 64% của bộ Thương Mại cao vô lư. Bộ Thương Mại không thể kết luận rằng có sự việc bán phá giá cá trê nếu họ so sánh giá tiền đại lý Hoa Kỳ mua với giá cá trê đại lý Việt Nam thật sự phải mua tại Việt Nam. Thay vì làm thế, bộ Thương Mại lại so sánh giá cá trê nhập cảng với tổn phí sản xuất cá trê tại Việt Nam. Nhưng lạ lùng thay, tổn phí sản xuất lại được "tạo dựng nên" dựa trên những dữ liệu tổn phí sản xuất, không phải ở Việt Nam, nhưng là ở một nước "tương đương" do lựa chọn của Bộ Thương Mại . Bộ Thương Mại đă chọn nước Ấn Độ. Có điều giá sản xuất vật dụng tại Ấn Độ lại cao hơn ngay cả nước Hoa Kỳ, khiến người ta phải đặt câu hỏi Ấn Độ thật sự "tương đương" với Việt Nam như thế nào. Dĩ nhiên là lương nhân công tại Ấn Độ rẻ, nhưng ngoài một vài kỹ nghệ cao như nhu liệu vi tính, năng suất của nhân công tại Ấn Độ lại trong tầm mức của các nước thấp nhất trên thế giới. Một cuộc điều nghiên của Ngân Hàng Liên Bang chi nhánh San Francisco (San Francisco Federal Reserve) cho thấy các phí tổn cho đơn vị nhân công (lương nhân công so với năng suất) còn cao hơn Hoa Kỳ một chút. Đối chiếu với so sánh này, theo nhóm nghiên cứu Tình Hình Đơn Vị Kinh Tế (Economist Intelligence Unit chi nhánh báo Kinh Tế Gia hay Economist ở Luân Đôn), phí tổn nhân công tại Việt Nam lại thấp hơn ở Hoa Kỳ 70%. Phí tổn nhân công cao nghĩa là giá thành phải cao. Vì thế dùng giá thành cho hàng hoá tại thị trường Ấn Độ để tạo dựng nên phí tổn sản xuất cá trê tại Việt Nam, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ kết luận rằng phí tổn sản xuất này cao hơn giá tiền xuất cảng cho mỗi cân cá trê 64% không phải là điều đáng ngạc nhiên. Hăy xét đến một hàm ý khác nữa về phán quyết của Bộ Thương Mại. Nếu các công ty sản xuất cá trê bán ra với giá thấp hơn phí tổn sản xuất thì họ phải lỗ. Nếu dùng con số 64% Bộ Thương Mại đưa ra, thì chỉ trong năm 2002 các công ty Việt Nam đă lỗ khoảng 70 triệu Mỹ kim. Vậy, vẫn theo như Bộ Thương Mại, thì con số đó gần tương đương với số tiền thu vào từ tổng số cá trê bán ra những thị trường khác ngoài Hoa Kỳ và Việt Nam. Nếu đúng thế thì liệu các công ty sản xuất cá trê tại Việt Nam có thể kéo dài sự thua lỗ này được bao lâu nữa. Lại cũng không thể nói rằng chính quyền Việt Nam tài trợ 70 triệu Mỹ kim cho cái kỹ nghệ chỉ đáng 1% tổng số xuất cảng của Việt Nam. Điều này không thể đúng được vì nếu thế chính quyền Việt Nam phải tài trợ 200 Mỹ kim cho mỗi nhân công trong ngành sản xuất cá trê -- con số này cao hơn gấp 7 lần ngân quỹ tài trợ giáo dục, và gấp 70 lần ngân quỹ y tế mà chính quyền Việt Nam tài trợ cho mỗi đầu người trong cùng năm. Phán quyết của Bộ Thương Mại sẽ đưa đến hậu quả tăng giá đối với những người tiêu dùng trong Hoa Kỳ và đồng thời gia tăng sự trả đũa đối với những thương nhân Hoa Kỳ xuất cảng vật dụng ra các nước ngoài. Nhưng hậu quả to lớn nhất là sự thương tổn uy tín của chúng ta. Sự vô lý của phán quyết này biến luật chống phá giá của Hoa Kỳ thành trò hề. Việt Nam cho rằng chúng ta không tôn trọng thoả ước thương mại chúng ta đă kư kết với họ. Và vì điều này xảy ra bén gót quyết định dựng tường cản thông thương kỹ nghệ thép tháng Ba năm vừa qua, thế giới lại có thêm lý do để đặt câu hỏi về quyết tâm của Hoa Kỳ đối với vấn đề tự do thông thương. Vẫn còn cơ hội thay đổi đối với vấn đề cá trệ Bộ Thương Mại sẽ đưa ra phán quyết tối hậu vào mùa hè tới đây. Cởi bỏ thuế nhập cảng đánh trên cá trê từ Việt Nam sẽ cho thế giới thấy rằng luật pháp, hiệp ước, và tuyên cáo của Hoa Kỳ có ý nghĩa và giá trị. Thêm nữa, đó cũng là sự công bằng mà thôi. |